Tọa đàm Khoa học – Phật giáo và Khoa học: Khoa học và vũ trụ quan Phật giáo

KHOA HỌC VÀ VŨ TRỤ QUAN PHẬT GIÁO

Xin chân thành cảm ơn GS.VS.Đào Vọng Đức – GS.TS.Nguyễn Thụ – Hòa Thượng Thích Thông Tuệ và TSKH.Lâm Quang Chiến cùng toàn thể quý vị có mặt trong buổi tọa đàm hôm nay.

Phật giáo là tôn giáo rất gần gũi với Khoa học, khi nền khoa học thế giới chuyển vào thời kỳ hậu duy vật thì Phật giáo là tôn giáo có thể đồng hành với Khoa học trên con đường khám phá vật chất, tìm đến bản thể chơn tánh của mọi sự vật hiện tượng, soi sáng nguồn gốc sinh hóa tạo khởi ra vũ trụ vạn vật cũng như bản chất của sự tồn tại trong thực tại của mọi hiện hữu. Albert Einstein – nhà vật lý lý thuyết người Đức, nhà khoa học hàng đầu thế giới đã nói: Những gì tôi biết được ngày nay thì Phật giáo đã nói cách đây mấy ngàn năm rồi.

Để đồng hành với Tuyên ngôn Khoa học hậu duy vật thế giới trên các phương diện nghiên cứu về thực tại, Chùa Hang – Hồng Lĩnh – Tỉnh Hà Tĩnh đã tổ chức nhiều cuộc Tọa đàm Khoa học với chủ đề Phật giáo và Khoa học. Cùng tham gia có các nhà khoa học và những người yêu thích Khoa học tâm linh nhằm để hiểu rõ tính khoa học trong Phật giáo, đồng thời thấy được Khoa học hậu duy vật và Phật giáo dường như không còn khoảng cách.

Trong công cuộc khám phá thế giới chinh phục vũ trụ, nhân loại đang càng ngày càng phát hiện ra tính chân thật của vật chất.

Các đối tượng vật chất đang tồn tại xung quanh chúng ta dường như  đã được khoa học khám phá trên các phương diện về công nghệ tiên tiến và đã làm sáng tỏ tính hiện thực về cơ thể con người cũng như mọi sự vật bằng các công nghệ kỹ thuật. Từ đó thấy được rằng một số lý thuyết, học thuyết không còn phù hợp với thực tế nữa nhưng vẫn đang tồn tại trong tri thức nhân loại.

Mặc dù vậy, sự tồn tại của vạn vật trong thế giới tự nhiên vẫn còn nhiều bí ẩn, con người đang còn hiểu biết được rất ít sự thật về thế giới tự nhiên, về vũ trụ vạn vật. Tất cả vẫn đang chìm sâu trong huyền bí mà chưa có lời giải thích đúng đắn qua các hình thức khám phá bằng Khoa học thực nghiệm hay phát hiện theo sự quan sát bằng các giác quan và tư duy thông thường.

Trong quá trình khám phá nghiên cứu về con người và vạn vật, nhân loại cũng đang mới dừng lại giới hạn ở lĩnh vực vật chất và thấy được về mặt cấu trúc vật chất, còn việc cấu thành thì đang còn nhiều bí ẩn trong sự hỗn độn có trật tự của một thực thể đa phức, mang tính thống nhất giữa tinh thần và vật chất, trong đó sự cấu trúc vật chất cũng không thể biết được là một quá trình sinh hóa cấu thành trên cơ sở tự nó hay tương quan hình thành bởi lý do nào khác.

Trong thực tại, vật chất chưa phải là cái tất cả như chúng ta đang nhìn thấy, vật chất chỉ là cái bề ngoài được xem như là cái khách thể thụ động theo cái chính thể bên trong chính nó trong hoạt động tồn tại. Do đó, vạn vật không tự tồn tại, tự nhiên không tự tồn tại được tự nhiên.

Phật giáo xem thế giới vật chất này chỉ là những thứ sản phẩm hư vọng như ảo, như mộng, như huyễn, v.v…”. THẾ GIỚI NÀY ĐƯỢC XEM NHƯ LÀ MỘT THẾ GIỚI ẢO vô hình, vô tướng” mà chúng ta đang vọng phân biệt chấp trước về sự sai biệt các hình thức vật chất có hình thù khác nhau giữa các đối tượng là chính nó hiện hữu, trong khi mọi vật thể đều không có căn bản về khung hình, định hình trước đó. Các pháp không có căn bổn định thiệt” mà tất cả chúng đang được thiết kế sáng tạo và tạo tác cấu thành bởi một cái tư duy trừu tượng “ức tưởng tư duy tạo tác”Còn vật chất không tự sinh ra được vật chất các pháp vô sanh vô khởi” nên vật chất không có hình tướng thực mà được thiết kế và bị biến dị, biến đổi vô thường trong phát triển tồn tại, được thể hiện theo sự tạo tác từ cái nội tại bên trong đang tạo ra mọi hiện hữu. Vậy nên vật chất là vô thường, không thường định, không thường còn và không thường hằng, không vĩnh hằng.

Thực sự vũ trụ vạn vật là không tự nó sinh ra bởi vì các pháp không có Tự Tánh”. (Thuật ngữ “các pháp” ở đây là chỉ về vạn vật, vạn sự. “Tự Tánh” là chỉ về cái tạo vật, cái tạo tác cấu tạo. Nếu các pháp có Tự Tánh thì tự nó sẽ tạo sinh ra nó được).

Bởi các pháp không có Tự Tánh nên “Sắc bất sanh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm. Thọ, Tưởng, Hành, Thức bất sanh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm”. Nghĩa là: Sắc là đối tượng vật chất, Thọ, Tưởng, Hành, Thức là đối tượng tinh thần, tất cả vật chất và tinh thần đều không sanh, không diệt, không nhơ, không sạch, không tăng, không giảm. Do không tự sanh, không tự diệt nên không tự có. Tất cả các pháp đều rốt ráo rỗng không”; vì vậy, trong quá trình quan sát mọi sự vật (quán sát), Phật giáo đã đi sâu vào phép biện chứng sâu màu quán sát, tìm xét đến tột cùng về vật chất và tinh thần và thấy được tính hiện thực của mọi hiện hữu là vô sắc, vô thọ tưởng hành thức”. Không có Sắc, không có Thọ, Tưởng, Hành, Thức; hay nói cách khác là chiếu kiến (soi thấy) ngũ uẩn giai không (năm uẩn đều không)” soi thấy năm uẩn đều rỗng không, không tự có bởi chúng đều không có Tự Tánh để tự sanh khởi.

Tự Tánh là cái tạo vật, tạo tác cấu tạo lên mọi sự vật hiện hữu. Vậy nên Tự Tánh là cái ban đầu của vạn vật trong khi vạn vật không có Tự Tánh, do đó vạn vật không có cái ban đầu, vì không có cái ban đầu nên không có cái kết thúc. Như vậy, trong quán sát thấy rằng vạn vật không có ban đầu và không có kết thúc. Vũ trụ là vô thỉ vô chung”.

Bản chất thực của vũ trụ là không tự có, vật chất không tự sinh ra được vật chất nên vật chất không tự có, tinh thần không tự sinh ra được tinh thần nên tinh thần không tự có, vật chất cũng không sinh ra được tinh thần và tinh thần cũng không sinh ra được vật chất, do đó vật chất không quyết định được tinh thần và ngược lại tinh thần cũng không quyết định được vật chất. Như vậy, quan điểm của Phật giáo về thế giới tự nhiên về vũ trụ vạn vật khác với các quan điểm của các thuyết duy tâm và duy vật bởi cái gì sinh ra vật chất và tinh thần thì cái đó mới là cái quyết định tất cả. Phật giáo vượt khỏi các thuyết duy tâm và duy vật.

Đối với các đối tượng vật chất trong thực tại đang hiện hữu xung quanh chúng ta, khi tìm xét về sự hoạt động tác động qua lại của mọi thực thể thì thấy rằng thế giới đang xao động này THỰC CHẤT LÀ THẾ GIỚI BẤT ĐỘNG bởi các pháp đều vô ngã” không có cái ta, cái tôi, không có chúa tể, chủ tể vì các pháp không có tự tướng”, do đó mọi hoạt động tác động qua lại như “điđứng, nằm, ngồi, ăn, uống, đắp y,… bất khả đắc”. Đối với con người cũng như muôn loài vật có hoạt động tác động qua lại trong mưu cầu sự sống tồn tại thì vật chất không tự vận động được bởi vì “các pháp Tự Tướng rỗng không” nên “Tướng Như” (“Như” có nghĩa là bất động). Cái đang sinh ra vật chất là cái Tự Tướng trong vật chất đang tác động cho sự vận động tác động qua lại của vật chất còn vật chất không tự nó vận động được, do đó Phật giáo thấy được rằng vật chất là bất động, thế giới bất động, vũ trụ này là bất động, v.v… Mọi sự vận động không phải tự nó.

Vậy trong thực tại cũng như quá khứ từ khởi nguồn của Vũ trụ vạn vật thì Vũ trụ được sinh ra như thế nào? Vật chất và tinh thần được khởi nguồn từ đâu? Và bản chất của sự tồn tại là gì nếu như vạn vật không tự tồn tại, không tự vận động? v.v…

Đức Phật Thích Ca đã chỉ ra rằng vạn hữu đang được cấu thành bởi một cái tạo vật thiêng liêng từ nội tại đang tạo tác khởi sinh lên chính nó. Đó là cái tư duy trừu tượng c tưởng tư duy tạo tác”, cái tư duy trừu tượng ấy được gọi là “Trí Tuệ Phật” hay “Bát Nhã Ba La Mật” (Trí tuệ rộng lớn đến từ bờ kia, đến từ một không gian khác). Trí Tuệ này làm “Pháp Tánh thường trụ” trong các pháp “thường trụ tướng thế gian” tạo tác sinh khởi các pháp thay vì các pháp không có Tự Tánh. “Bởi các pháp không sanh nên Bát Nhã Ba La Mật phải sanh – Bát Nhã Ba La Mật này hay sanh tất cả pháp, tất cả biện tài, tất cả chiếu minh”, nghĩa là: Trí Tuệ Phật sinh ra tất cả các pháp và chuyển hóa biện tài thấu suốt tất cả.

Pháp Tánh thường trụ này cũng được gọi là “Tự Tánh của Như Lai Tạng” nơi thân tất cả chúng sinh, còn chúng sinh không có Tự Tánh. Tự Tánh trong chúng sinh là Tự Tánh của Như Lai mà Như Lai cũng gọi là Phật nên Tự Tánh Như Lai cũng gọi là Phật Tánh hay còn gọi là Tánh Không.

Như Lai ở đây không phải là Phật Thích Ca mà Đức Phật Thích Ca khi thành Phật cũng được gọi là Đức Phật và cũng được gọi là Như Lai.

Đức Phật Thích Ca cũng phải nương vào Trí Tuệ này mới được thành Phật. “Tam thế chư Phật y Bát Nhã Ba La Mật Đa cố, đắc A-Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề”, nghĩa là: những người thành Phật tại thế gian trong ba đời quá khứ, hiện tại và vị lai như Đức Phật Thích Ca đều phải nương vào Bát Nhã mới đạt vào Chánh Đẳng Chánh Giác thành Phật. Nếu không nương vào Bát Nhã thì Phật bất khả đắc. Nếu không nương vào Bát Nhã thì không có quả Tu Đà Hoàn, Tư đà Hàm, không có quả A Na Hàm, A La Hán, không có quả Phật như trong kinh Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật đã nói.

Khi con người tạo nghiệp thiện hay ác thì được Trí Tuệ Phật rộng lớn này thể chứng. Trí Tuệ Phật đưa ra Luật Nhân Quả để theo nguyên tắc đó mà đọa sanh chúng sinh vào các đường sanh tử khổ ách theo Nghiệp ác chúng sanh gây tạo, cứu vớt chúng sinh ra khỏi các đường khổ trong luân hồi sanh tử theo Nghiệp thiện mà chúng sanh tạo ra và chứng quả Niết Bàn, v.v…

Trong Kinh Lăng Già nói rõ: Tự Tánh của Như Lai Tạng vốn trong sạch, thường trụ, chẳng đoạn, chẳng có biến đổi đầy đủ ba mươi hai tướng nơi thân của tất cả chúng sinh…”. Như Lai Tạng nghĩa là Pháp Thân của Như Lai, không phải chánh thân, Như Lai Tạng này được Như Lai phân thân ra nhiều như “hải vi trần”, nhiều như những hạt bụi nhỏ chất đầy biển cả. Vi trần thân của Như Lai đầy khắp mười phương vô lượng thế giới như trong Kinh Đại Bát Niết Bàn đã nói: Thân Như Lai thiệt chẳng phải vi trần vì sức đại tự tại mà thị hiện vi trần thân”. Như vậy, Như Lai Tạng là vi trần thân của Như Lai, còn gọi là Pháp Thân của Như Lai do Như Lai phân thân ra mà có. Thân Như Lai là chánh thân còn Pháp Thân là các vi trần thân được Như Lai phân thân ra. Nói cách khác là Đức Phật phân thân ra nhiều như cát sông Hằng (“Hằng sa Chư Phật). Hằng tức là sông Hằng ở Ấn ĐộSa tức là cát. Số lượng thân của Phật được phân ra nhiều như cát sông Hằng, vô lượng vô biên không thể tính đếm không thể nghĩ bàn đầy khắp mười phương vô lượng thế giới”.

Mỗi cá thể Phân thân của Đức Phật cũng chính là Đức Phật. Khi ý thức và thực thể tinh thần con người nhập được với Pháp Thân này gọi là “Nhập Phật Tri Kiến” tức là nhập được với Trí Tuệ Phật, là thành Phật và cũng được gọi là Đức Phật. Không riêng gì Đức Phật Thích Ca thành Phật mà chúng sinh khi nhập được với Pháp Thân của Phật cũng thành Phật, cũng được gọi là Đức Phật.

Tự Tánh của Như lai Tạng vốn trong sạch; “thường trụ” nghĩa là an trú thường xuyên, an trú trong thân chúng sinh; “chẳng đoạn” nghĩa là không bị diệt, tồn tại vĩnh hằng; “chẳng có biến đổi” nghĩa là bất biến; “đầy đủ ba mươi hai tướng nơi thân của tất cả chúng sinh” nghĩa là đầy đủ ba mươi hai tướng tốt của Như Lai, đó là các tướng tạo vật, tạo tác cấu tạo sinh ra thân các loài vật trong tất cả chúng sinh.

Ví dụ: Tướng tốt thứ nhất “lòng bàn chân bằng phẳng” là tướng tạo ra chân voi loài voi và các loài vật có lòng bàn chân bằng phẳng. Tướng thứ  hai “lòng bàn chân lằn chỉ xoáy hình bánh xe ngàn cọng” là tướng tạo ra các loài vật có lòng bàn chân tròn nhưng không phẳng hoàn toàn mà có nổi lên lằn chỉ ở mép viền vành móng, ví dụ như loài ngựa và một số loài khác bàn chân có vành móng này,… Tướng thứ sáu “các ngón tay ngón chân có màng lưới mỏng trong suốt liền nhau đẹp hơn người khác” là tướng tạo ra các loài vật lưỡng cư vừa ở nước vừa ở cạn, trong đó có các loài thủy cầm như ngan, vịt, các loài như rái cá hay chim biển, … Tướng thứ hai mươi bốn “bốn cái răng nanh rất trắng hơn cả và lớn” là tướng tạo tác sinh ra các loài thú vật ăn thịt có bốn răng nanh, v.v…

Ngoài ba mươi hai tướng tạo tác, Như Lai còn có “tám mươi tùy hình hảo” là các phép biến hóa theo nghiệp lực Nhân Quả, luân chuyển các hình thức tạo hóa của ba mươi hai tướng theo nghiệp của chúng sinh. Do đó, con người kiếp này được mang thân người mà tạo gây nghiệp ác quá nhiều thì kiếp sau luân chuyển tái sinh mang thân súc sinh theo Luật Nhân Quả, phải đọa sanh vào ba ác đạo tức là Tam Đồ khổ – ba đường khổ gồm Súc sinh, Ngạ quỷ và Địa ngục, phải mang thân súc sinh, mang thân ngạ quỷ và thân địa ngục trong muôn loài chúng sinh theo nghiệp tương ứng,… Dựa trên cơ sở Nhân tùy Duyên mà báo quả sanh vào thân nào để mang thân trả nghiệp theo nghiệp trước từ vô thỉ đã gieo rắc gây tạo.

Nếu làm nhiều việc thiện thì được báo quả mang thân người đẹp đẽ khỏe mạnh sống cuộc đời an lạc không có khổ đau.

Chiếu theo Luật Nhân Quả đã định cho cõi Ta Bà ở bờ sanh tử này, Như Lai đọa con người thọ thân tái sinh luân hồi trong sáu đường Vì nhơn duyên chúng sanh điên đảo tạo nghiệp nơi thân khẩu ý, theo nghiệp trước mà thọ thân sáu đường: Địa ngục, Ngạ quỷ, Súc sanh, A tu la, Nhơn, Thiên”. Nghĩa là con người phải luân hồi sanh tử trong sáu đường, trong đó có năm đường sanh tử ở thế giới này và một đường về Trời. Con người phải trôi lăn trong năm đường sanh tử của sáu nẻo luân hồi. Nếu không giác ngộ tu hành bỏ ác làm thiện để giải thoát mà cứ tạo gây các nghiệp ác bất thiện thì sẽ bị báo ứng đọa sanh hành nghiệp, chìm đắm trong biển khổ sanh tử trầm luân không bao giờ ra khỏi, hết kiếp đời này sang kiếp đời khác, phải chịu vô lượng khổ sống trong mọi sầu bi khổ não theo nhân quả báo ứng.

Như vậy, vũ trụ vạn vật có thiết kế sáng tạo và định dạng vật chất thông qua mọi quá trình tư duy luật lệ trong tạo hóa theo Luật Nhân Quả không phải là ngẫu nhiên.

Trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm, Đức Phật cũng nói “không nhân duyên, không tự nhiên” vì nhân duyên cũng không tự có, tự nhiên cũng không tự có bởi các pháp không có Tự Tánh nên không tự sinh ra mà có được. Trong Kinh Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật cũng nói “Vô vô minh, diệc vô vô minh tận. Vô lão tử, diệc vô lão tử tận”. Nghĩa là không có vô minh cũng không hết vô minh, không có lão tử cũng không hết lão tử, tức là không có mười hai nhân duyên sinh và không có mười hai nhân duyên diệt vì mười hai nhân duyên không có Tự Tánh.

Thuyết duyên khởi nói về các pháp từ Nhân Duyên sinh, đây là học thuyết về quy luật tồn tại của tự nhiên. Quy luật sinh hóa trong bảo tồn của mọi sự vật từ thế hệ này qua thế hệ khác đối với vạn vật có sự sống  trong thế giới thực tại mà chúng ta đang nhìn thấy trong đa dạng sinh học. Sự sống đang tồn tại xung quanh chúng ta được sinh ra theo nguyên tắc Nhân Quả và di truyền nhân nào quả ấy cho dù việc sinh hóa ra vật chất là do Tự Tánh của Như Lai Tạng nhưng được chuyển hóa từ phôi của các sự vật được gọi là Nhân và các yếu tố phù hợp của môi trường sinh hóa được gọi là Duyên theo nguyên tắc phải có Nhân và có Duyên mới sinh.

Tuy nhiên, trong tự nhiên vẫn có những loài hóa sanh tự biến hóa sinh ra, không có bố mẹ hay từ vật chất nào cả trong bốn loài chúng sanh: Thấp sanh, Thai sanh, Noãn sanh và Hóa sanh. Thấp sanh là những loài vật thuộc thế giới côn trùng. Thai sanh là những loài vật mang thai đẻ con. Noãn sanh là những loài đẻ trứng nở con và Hóa sanh là những loài sanh do Tự Tánh Như Lai  biến hóa tạo tác, sanh ra không có bố mẹ.

Con người được sinh ra trong thế giới thực tại có bốn loại sanh: Giáng Sanh, Đản Sanh, Xuất Sanh và Bị Sanh. Những người Giáng sanh là Siêu Nhân xuất chúng cứu độ nhân loại, được sinh ra có mẹ không có bố. Thức chủng tử vào noãn thai mẹ tạo tác sinh ở hình thức hóa sinh, thế giới này duy nhất chỉ có một không hai trong lịch sử nhân loại đó là Chúa Giêsu Ki Tô. Những người Đản Sanh cũng là Siêu Nhân xuất chúng cứu độ nhân loại như chúng ta đã thấy là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, được sinh ra có bố có mẹ. Những người Xuất Sanh là các bậc Thánh Nhân xuất chúng có lợi ích lớn cho nhân loại được sinh ra có bố có mẹ. Còn những người Bị Sanh là sanh theo nghiệp do báo ứng Nhân Quả, mang thân trả nghiệp được sinh ra có bố có mẹ.

Trong Kinh Duyên Sinh nói rằng Có nhân có duyên gọi là nhân duyên”. Có Nhân có Duyên thì các pháp mới sinh.

“Không phải là không có nhân, không có duyên nên gọi là nhân duyên pháp”Nhân duyên pháp nói về các hành tướng của Nhân Duyên khi đã có Nhân, có Duyên và nói về Pháp Trụ Tính, Nho Đồng tạo tác tạo vật. (“hành tướng của nhân duyên sẽ được bàn đến ở cuộc tọa đàm khác”).

Đối với con người, muốn sinh ra con người trong thực tại thì phải có bố mẹ và Thức chủng tử mới sinh con.

Những người do vô minh lầm mê tạo nghiệp phải đọa sanh luân chuyển trong luân hồi khổ đau, liên đới qua các kiếp đời, lưu chuyển theo mười hai Nhân Duyên “Tam thế lưỡng trùng Nhân Quả” khi nghiệp thấm nhuần vào Thức thì Chủng Tử Thức chuyển hóa thành Thức Hữu Lậu.

Thức Hữu Lậu thì sinh vào cuộc đời đau khổ phải mang thân tật nguyền, xấu xí do vô minh lầm mê tạo nghiệp từ vô thỉ mà phải mang thân trả nghiệp kiếp này, phải chịu những quả báo khổ đau lớn lao thuần nhất cùng cực.

Thức Vô Lậu thì sinh vào cuộc đời an lạc hạnh phúc sướng vui, có thân người đẹp đẽ do hết vô minh thoát khỏi lầm mê (Trí tuệ) không còn tạo nghiệp ác mà luôn làm việc thiện (Từ bi) từ vô thỉ. Kiếp này được hưởng cuộc đời sướng vui an lạc.

Đối với các loài cây, muốn sinh ra được một cái cây mới trong thế giới thực tại thì phải có hạt giống và các điều kiện thiết yếu về môi trường như đất, nước, nhiệt độ, gió, không gian và thời gian, v.v… Hạt giống gọi là Nhân, môi trường gọi là Duyên. Có sáu duyên tương ứng: Địa, Thủy, Hỏa, Phong, Không, Thời(Nghĩa là: đất, nước, nhiệt độ, gió, không gian và thời gian). Khi hội tụ đủ các yếu tố và điều kiện tương ứng thì hạt mới sinh ra mầm,… và cây sẽ được sinh ra.

Nhân Duyên sinh ra con người được gọi là Nội nhân duyên và Nhân Duyên sinh ra cái cây và các loài gọi là Ngoại nhân duyên.

Như vậy, vũ trụ vạn vật được sinh ra là do tạo hóa từ một vũ trụ vi trần thân (“những hạt bụi nhỏ”) đầy khắp mười phương vô lượng thế giới, được phân thân từ một Trí Tuệ rộng lớn ở bờ kia (“ở không gian khác”) trong vũ trụ. Trí Tuệ rộng lớn này là Chúa Tể cai quản sanh diệt vũ trụ vạn vật được gọi là Như Lai hay còn gọi là Đức Phật.

Trí tuệ rộng lớn này không giới hạn ở tư duy hiểu biết rộng lớn mà là Trí Tuệ và Thần Lực Quảng Đại Thần Thông còn gọi là Thần lực của Như Lai hay Thần Lực của Phật. Sự tạo tác sinh khởi lên vật chất của mọi sự vật là do Thần Lực tạo hóa, còn Trí tuệ thì thiết kế sáng tạo. Trong Kinh Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật nói rõ “Thần tức là thân, thân tức là Thần”. Do đó, “tất cả các pháp đều là Phật Pháp”.

Thế giới vật chất chúng ta đang nhìn thấy được gọi là thế giới hữu vi còn thế giới vi trần thân được gọi là thế giới vô vi.

Từ thế giới vô vi (“những hạt bụi nhỏ”) này mà tạo sinh ra thế giới vật chất hữu vi. Do đó, bên trong nội tại của mỗi vật thể vật chất trong thế giới tự nhiên này đang luôn có một Trí Tuệ siêu việt thiết kế sáng tạo, tạo tác khởi sinh, tác động phát triển và tồn tại vật chất trong hoạt động tồn tại của tự nhiên.

Như vậy, vật chất không tự nó sinh ra, phát triển và tồn tại một cách độc lập mà thế giới này tồn tại song song. Thế giới của vi trần siêu nhiên đến từ một không gian khác đang cùng tồn tại bên trong thế giới tự nhiên.

Xin cảm ơn sự quan tâm của các quý vị./.

Tác giả: TRẦN VĂN PHÚ

(Phát biểu tại cuộc tọa đàm khoa học ngày 13/11/2019)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *